Doanh nghiệp cơ khí đầu tư công nghệ, tạo vị thế trên thị trường
Trong bối cảnh cạnh tranh cao của các doanh nghiệp lĩnh vực cơ khí, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư công nghệ, đổi mới chiến lược, tạo vị thế trên thị trường.
Thống kê cho thấy, 9 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tính tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 chỉ tăng 0,3%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,9% (cùng kỳ năm 2023 chỉ tăng 0,2%).
Với những tiềm năng và sự phát triển, nhiều địa phương đã đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Như Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ đạt tốc độ tăng giá trị bình quân 17%/năm; Hưng Yên với ưu tiên phát triển sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, định hướng đến năm 2030, sản xuất linh kiện phụ tùng cơ khí kim loại đạt 1-1,2 triệu sản phẩm, thép chế tạo đạt 250-300 tấn sản phẩm các loại…
AN MI TOOLS đầu tư phát triển công nghệ. Ảnh: HD
Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI) dự báo nhu cầu thị trường máy móc trong nước có thể đạt 310 tỷ USD vào năm 2030, nhưng phần lớn phụ thuộc vào nhập khẩu. Do đó, nắm bắt cơ hội, các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực để phát triển đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Ông Nguyễn Hồng Phong, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Dụng cụ AN MI (AN MI TOOLS) cho biết, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đến Việt Nam đầu tư sản xuất và tìm kiếm nhà phân phối đã mang đến nhiều yêu cầu khắt khe hơn cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam.
Chia sẻ về hành trình của doanh nghiệp, ông Phong cho hay, AN MI TOOLS đã nỗ lực tìm kiếm khách hàng FDI và hợp tác với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới về dụng cụ cắt gọt, thiết bị đo kiểm, các loại máy móc, phụ kiện máy để cung cấp cho thị trường trong nước. Nhờ thế, Công ty đã trở thành đại diện của hãng Dormer & Pramet tại Việt Nam và đối tác chiến lược của Công ty 21C (Hàn Quốc) - những doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực dụng cụ cắt gọt CNC và ngành điện tử.
Đến nay, sau 15 năm, theo xu hướng phát triển, AN MI TOOLS đã đầu tư loạt máy móc sản xuất công nghệ cao như máy Smart CNC Grinding 5 trục, 7 trục chế tạo dụng cụ Carbide, hệ thống máy mài, máy cắt laser, hệ thống máy đo… của các hãng hàng đầu thế giới.
Công ty hiện có 3 chi nhánh tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Hưng Yên, 2 nhà máy diện tích gần 20.000 m2 đặt tại Hưng Yên và TP. Hồ Chí Minh. Công ty đặt mục tiêu doanh thu 750 tỷ đồng năm 2025, 1.000 tỷ đồng năm 2026 và 1.500 tỷ đồng năm 2027.
Sự phát triển trên cho thấy, các doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có thể sản xuất ra các sản phẩm cung cấp cho chuỗi giá trị toàn cầu, thay thế nhiều sản phẩm nhập khẩu. Do đó, các doanh nghiệp ngành công nghiệp cơ khí, công nghiệp hỗ trợ cần những chính sách thúc đẩy nghiên cứu và phát triển (R&D), đồng thời cần có các chính sách ưu đãi nhằm tập trung nguồn lực và tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác giữa các doanh nghiệp.
Hiện nay, công nghiệp là ngành kinh tế chủ chốt, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của cả nước. Do đó, việc tìm “đòn bẩy” khoa học và công nghệ nhằm phát triển lĩnh vực chủ lực này đang được Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương triển khai.
BẮC GIANG - Nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, sáng 11/10, Hội các doanh nghiệp (DN) cơ khí tỉnh Bắc Giang phối hợp với Hiệp hội Cơ khí Việt Nam Vami, Công ty cổ phần Thiết bị và Giải pháp cơ khí Automech (Khu công nghiệp Đình Trám, thị xã Việt Yên) tổ chức hội thảo chuyên đề “Ứng dụng bản sao số vào lĩnh vực gia công công nghệ cao trên mô hình bản sao số và công nghệ mới trong lĩnh vực gia công tấm kim loại”.
Các hợp tác xã tại Bình Dương đã và đang tích cực ứng dụng khoa học - kỹ thuật hiện đại trong trồng trọt và chăn nuôi; đồng thời không ngừng nỗ lực xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ và đẩy mạnh phát triển thương hiệu nhằm nâng cao giá trị cho nông sản địa phương. Đây không chỉ là bước chuyển đổi cần thiết để đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn là chiến lược giúp nông sản của tỉnh khẳng định vị thế trên thị trường xuất khẩu.